Chọi trâu lễ hội truyền thống của người dân vạn chài đồ sơn

25/05/2017 10:42
 
Dù ai buôn đâu bán đâu
Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Mồng chín tháng tám nhớ về chọi Trâu
 
Vâng những câu ca dao cổ trên chính là lời nhắc nhở với mỗi người dân Đồ Sơn dù đi đâu làm gì thì nhớ ngày trở về tham dự lễ hội chọi trâu truyền thống người đân làng vạn chài Đồ Sơn- Hải Phòng. Theo truyền thuyết kể lại đã từ rất lâu vào lúc Đồ Sơn vẫn còn là vùng đất hoang vu và con người còn bât lực trước thiên nhiên, có một nhóm ngư dân ở bể Thần Hóa bị bão làm trôi dạt vào chân núi Tháp và họ chỉ biết trông chờ vào sự phù hộ của các vị thần linh. 
 
Một hôm đúng dịp rằm tháng Tám, họ chợt nhìn thấy trên biển có vòng hào quang lớn, ở giữa là một cụ già râu tóc bạc phơ đang ngắm nhìn đôi Trâu chọi nhau trên sóng nước. Tin rằng được thần linh phù trợ nên sau khi trở về họ liền lập đền thờ, đặt tên theo duệ hiệu thần là “Điểm Tước Đại Vương”. Họ còn mua một đôi Trâu về mổ để tế thần nhưng khi đi qua đình, hai con Trâu bỗng quay đầu chọi nhau quyết liệt. Cho rằng thần rất thích xem chọi Trâu nên người dân Đồ Sơn đã tổ chức chọi Trâu hàng năm để tế thần.
 
Hội chọi trâu Đồ Sơn đã từng mai một trong suốt một thời gian dài, cho đến năm 1990, Đảng bộ, chính quyền thị xã Đồ Sơn đã khôi phục hội chọi trâu truyền thống và vào năm 2000 lễ hội chọi trâu Đồ Sơn đã được Tổng cục du lịch Việt Nam công nhận là một trong 15 lễ hội cấp quốc gia. Và với những giá trị đặc sắc của lễ hội vào ngày 28 tháng 12 năm 2012 lễ hội chọi Trâu Đồ Sơn đã được Bộ trưởng bộ văn hóa thể thao và du lịch ký quyết định công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
 
 

Những con trâu đực khỏe mạnh được chọn tham gia lễ hội

 

Ngay sau Tết âm lịch, các “sới chọi” đều cử người có nhiều kinh nghiệm đi khắp nơi để mua trâu. Họ thường đến những vùng lân cận như Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình… để tìm kiếm trâu bởi theo kinh nghiệm thì trâu chọi ở những nơi này thường giật giải nhiều hơn.
 
Chọn trâu là một công việc cầu kỳ và tỉ mỉ, những con trâu đủ tiêu chuẩn là những con trâu đực khỏe mạnh, da đồng, lông móc, một khoang bốn khoáy, hàm đen, tóc tráp (lông trên đầu cứng, dày để tránh nắng)... là trâu gan.Trâu có ức rộng, cổ tròn dài và hơi thu nhỏ về phía đầu là trâu cổ cò, lưng trâu càng dày, càng phẳng, càng tốt, háng trâu phải rộng thu nhỏ về phía hậu, càng nhọn, càng quý. Sừng trâu phải đen như mun, đầu sừng vênh lên như hai cánh cung, giữa hai sừng có túm tóc hình chóp trên đỉnh đầu là khoáy tròn. Mắt trâu phải đen, tròng đỏ, mặt trâu càng giống mặt ngựa là trâu chọi. 
 
Sau khi mua được Trâu thì Trâu sẽ được nuôi ở truồng riêng, kín đáo. Trâu được huấn luyện tại các “sới chọi” là những bãi đất rộng, nhiều người đứng xung quanh, gõ chiêng trống và hò hét để tập cho trâu quen với không khí của ngày hội. Người được cử chăm sóc trâu là người có nhiều kinh nghiệm bởi vì họ có kinh nghiệm huấn luyện cho trâu những miếng đánh hay, độc đáo. 
 
le-te-than-diem-tuoc
 

Lễ tế thần Điểm Tước trước khi bắt đầu lễ hội chọi trâu

 
Trước ngày lễ hội các vị cao niên trong làng đã ra làm lễ tế thần Điểm Tước ở đình Tổng. Các làng có trâu chọi đều phải ra làm lễ. Sau đó là lễ rước nước ( có gắn với tục tế Thuỷ Thần). Lọ nước thần mỗi năm thay một lần được từng làng ( phường ) mang về đình riêng. Tại đình làng, các  chủ trâu được cho trâu ra làm lễ Thành Hoàng. Sau khi làm lễ thần, trâu chọi đã chính thức được gọi là "Ông trâu".
 
Mở đầu lễ hội là lễ tế Thần Điểm Tước ở đình Tổng, tiếp theo là lễ rước các "Ông trâu" ra sới có phường bát âm cùng một kiệu lớn do 12 trai đinh vạm vỡ khiêng, sáu con trâu được tắm rửa sạch sẽ, lưng trùm vải đỏ, sừng thắt dải lụa hồng.
 
Tiếp là điệu múa khai hội được 24 tráng niên của làng chia thành hai hàng trình diễn vừa uyển chuyển, vừa mạnh mẽ trong những âm thanh của trống, thanh la. Theo cách nói của các lão làng, tiếng trống, tiếng thanh la có tác dụng tạo không khí trong sân bãi thúc giục các “ông trâu” thi đấu thêm phần quyết liệt  và màn múa cờ vung lên quật xuống mạnh mẽ, dứt khoát, nhịp nhàng, có lúc đan chéo vào nhau như hai đội quân đang giao chiến, thể hiện sự dũng cảm của con người chống chọi với biển khơi.
 
Sau khi Chủ tịch UBND quận đọc diễn văn khai mạc, nối tiếp là viên "dịch loa" đội nón chóp, mặc áo the, thắt bao lưng xanh, quần trắng, quấn xà cạp, điều hành các trận đấu. Đúng 8 giờ, tiếng trống, tiếng chiêng khai hội, dịch loa gọi các “ông trâu” vào trận vang lên. Từ hai cổng Bắc - Nam của sới đấu, từng đôi trâu được dắt ra đứng dưới chân cột cờ Ngũ Phụng (ở hai bên). Hiệu lệnh phát ra thì hai trâu từ hai phía di chuyển lại gần nhau, cách chừng 20 m. Hiệu lệnh tiếp theo người dắt trâu sẽ rút dây mũi, hai trâu lao vào nhau bắt đầu trận so tài, Cứ thế, hai trâu chọi nhau quyết liệt giữa tiếng hò reo vang dậy của hàng ngàn khán giả. Lễ hội chọi Trâu luôn chỉ diễn ra trong một buổi đến quá trưa là kết thúc các kháp chọi. 
 
 

Làng nào có trâu thắng trận năm ấy cả làng gặp nhiều may mắn

 
Kết thúc hội chọi trâu là lễ rước trâu giải nhất về đình làm lễ tế thần. Trâu nhất hàng tổng được tặng phần thưởng là một lá cờ vóc hồng thêu hai chữ "Thượng Đẳng" bằng kim tuyến, một bát hương bằng đá xanh đem theo đám rước trở về. Người dân Đồ Sơn lấy một bát tiết cùng một ít lông của trâu (mao huyết) để cúng thần, sau đó đổ xuống ao để tiễn thần..
 
Theo quan niệm cổ xưa, nếu trâu làng nào thắng trận trong lễ hội, năm ấy cả làng sẽ gặp nhiều may mắn, mưa thuận gió hoà, mọi người bình yên trong suốt hành trình đi biển.Một điều đặc biệt là cho dù thắng hay thua, sau khi kết thúc lễ hội, các trâu đều được mổ thịt tế lễ trời đất, cầu mùa màng thuận hoà,. Người dân ở đây tin rằng, nếu được ăn thịt trâu chọi trong dịp lễ hội, sẽ gặp nhiều điều may mắn. Du khách đến dự lễ hội cũng có thể mua thịt trâu về ăn để cầu may và chúc phúc…
 
Sới chọi ngay biển, nên du khách xem chọi trâu xong thì tắm biển, nghỉ ngơi trong dư âm độc đáo của lễ hội vùng biển. Hoặc đi thăm thú các địa điểm du lịch nổi tiếng khác ở Đồ Sơn như đảo Hòn Dáu, Bến K15 nơi xuất phát của những con tàu khong số, biệt thị Bảo Đại….
 
Vâng kính thưa quý khách, chúng ta vừa cùng vinaforhotel tham quan qua lễ hội chọi trâu Đồ Sơn một sản phẩm văn hóa độc đáo của Hải Phòng. Rất cảm ơn quý khách đã đến với Đồ Sơn của chúng tôi, một lần nữa tôi xin gửi tới quý khách lời cảm ơn chân thành nhất chúc quý khách có một sức khỏe dồi dào thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống. Rất hi vọng được gặp lại các quý khách tại lễ hội chọi trâu Đồ Sơn năm 2018 để cùng hòa mình vào không khí sôi nổi, hào hùng của lễ hội, cùng thưởng thức sản phẩm du lịch độc đáo thu hút du khách bốn phương đến với Hải Phòng. Và đừng quên ghé qua khách sạn Vinaforhotel của chúng tôi để tận hưởng kỳ du lịch nghỉ dưỡng với những dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, ăn uống chuyên nghiệp nhất

Xin chân thành cảm ơn!
 
 

 

Số lượt đọc: 4569 -